benhvienmyphuoc.vn

Thai nghén an toàn - 3 tháng cuối thai kỳ (MPH)

29/02/2020

Mẹ bầu 3 tháng cuối cần hết sức cẩn trọng với chế độ dinh dưỡng và các biểu hiện của thai kỳ. Dưới đây là phần chia sẻ thông tin về chủ đề " Thai nghén an toàn - 3 tháng cuối thai kỳ" do CN. NHS Phạm Thị Nguyệt của Khoa Sản - MPH.

I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TRONG 3 THÁNG CUỐI
  • Cân nặng
  • Sự phát triển cơ thể của thai nhi…

Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 28(mí mắt thai nhi mở một phần)

37.6 cm

1005 g

Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 29(thai nhi đá và duỗi người)

38.6 cm

1153 g

Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 30(tóc của thai nhi mọc lên)

39.9 cm

1319 g

Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 31 (giai đoạn tăng cân nhanh bắt đầu)

41.1 cm

1502 g

Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 32 (thai nhi tập thở)

42.4 cm

1702 g

Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 33 (thai nhi cảm nhận được ánh sáng)

43.7 cm

1918 g

Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 34 (móng tay thai nhi mọc dài ra)

45 cm

2146 g

Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 35 (da thai nhi mịn và có màu hồng)

46.2 cm

2383 g

Cân Nặng Thai Nhi Tuần 36:thai nhi chiếm phần lớn không gian túi ối

47.4 cm

2622 g

Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 37:thai nhi xoay đầu xuống dưới

48.6 cm

2859 g

Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 38:móng chân của thai nhi dài ra

49.8 cm

3083 g

Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 39:: lồng ngực thai nhi phát triển hơn nữa

50.7 cm

3288 g

Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 40:: thời điểm mẹ con gặp nhau đã đến

51.2 cm

3462 g

II. DINH DƯỠNG 3 THÁNG CUỐI CỦA MẸ
 

4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể
1. Nhóm chất bột đường:
Cung cấp năng lượng chính cho cơ thể chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần
Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, trái cây…

2. Nhóm chất đạm:
Protein động vật chiếm 30-35% tổng số protein. Năng lượng cung cấp từ protein chiếm khoảng 12-14% tổng số năng lượng khẩu phần..Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng…
Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ…

3. Nhóm chất béo:
20-25% nhu cầu năng lượng
Giúp hấp thu các vitamin: A, D, E, K.
Giúp sự phát triển các tế bào não và hệ thần kinh của bé.
Có trong dầu thực vật và động vật, mỡ, bơ…

4. Nhóm cung Vitamin và khoáng chất:
Cơ thể cần trên 20 loại vitamin và trên 20 loại khoáng chất cần thiết
Một số khoáng chất cần thiết: Can xi, Sắt, kẽm, Iốt
Một số vitamin thiết yếu: Vitamin A, D, Vitamin nhóm B, Vitamin C, Axit folic:
 
Những thực phẩm không tốt cho mẹ bầu
Thức ăn nhanh: Khoai tây chiên, gà rán,
Đồ uống có chứa cafein: Cà phê, trà xanh…
Đồ uống có cồn: Rượu ,bia…Không nên sử dụng đối với phụ nữ đang mang thai lẫn sau khi sinh vì nó ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của mẹ và bé.

III. SỰ THAY ĐỔI CỦA MẸ 3 THÁNG CUỐI

 
1. Thay đổi về cân nặng

Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)
Nếu người mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai (BMI khoảng 18,5 – 24,9), mức tăng cân lý tưởng của người mẹ là 10 – 12 kg, cụ thể như sau:
  • 3 tháng đầu (quý I): Tăng 1 kg.
  • 3 tháng giữa (quý II): Tăng 4 – 5 kg.
  • 3 tháng cuối (quý III): Tăng 5 – 6 kg.
  • Trường hợp người mẹ mang song thai: Nên tăng khoảng 16 -20,5 kg

2. Thay đổi về giấc ngủ 

Nguyên nhân bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối 
  • Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
  • Do tư thế nằm không thoải mái
  • Do thai nhi ảnh hưởng: tiêu hóa, tiểu nhiều về đêm khiến mẹ mất ngủ, khó ngủ.
  • Ảnh hưởng của việc mang thai: như chuột rút nửa đêm, thiếu máu lên não gây đau đầu, em bé đạp
  • Do tâm lý: mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng. 

Cách chữa mất ngủ cho bà bầu:
  • Uống ít nước vào buổi tối
  • Nằm nghiêng về bên trái hoặc nằm nghiêng về bên nào mà mẹ thấy dễ chịu.
  • Tắt hết thiết bị điện tử
  • Massage, ngâm chân trước khi đi ngủ

3. Cơn gò
Cơn gò Braxton-Hicks (cơn gò sinh lý): gọi là cơn gò chuyển dạ giả, thường không đều và không có tính chu kỳ. Cơn gò sinh lý có các đặc điểm sau
Kéo dài khoảng 30 giây, xuất hiện bất chợt (thường tự biến mất khi nghỉ ngơi), không thành từng cơn.
Không có cảm giác đau đớn nhưng căng tức vùng bụng dưới
 
Cơn gò sinh lý: Không tăng dần theo thời gian cũng như đau nhiều hơn, không làm thay đổi cổ tử cung. Những cơn gò có tính chất như trên thường xuất hiện khi mệt mỏi, mất nước hay đi đứng quá nhiều và sẽ biến mất khi nghỉ ngơi hay thư giãn.
Để giảm bớt cơn gò, thai phụ nên uống nhiều nước, chuyển sang tư thế giảm đau, dành thời gian nghỉ ngơi (nằm nghiêng sang bên trái). Nếu đã thử những biện pháp trên mà những cơn gò vẫn không biến mất hoặc xảy ra với tần suất dày hơn, thai phụ nên đến bác sĩ khám ngay vì có thể sẽ bị sinh non.

Cơn gò chuyển dạ đủ tháng: Cơn gò chuyển dạ sau 37 tuần gọi là chuyển dạ đủ tháng. Cơn gò chuyển dạ là dấu hiệu sắp sinh với các đặc điểm chung sau:
  • Đau vùng bụng dưới và thành cơn (10 phút/lần)
  • Cường độ đau ngày càng mạnh và tần suất dày hơn
  • Ra nhầy hồng âm đạo hoặc ra ối (vỡ ối)
IV. CÁC DẤU HIỆU CHUYỂN DẠ
Cơn gò tử cung : cơn gò có tính chất đều đặn nhịp nhàng khoảng 20 phút đau 1-2 cơn có thể có kèm theo cảm giác đau bụng mỗi khi có cơ gò tử cung
Ra nhớt hồng âm đạo: Thai phụ thấy tình trạng ra dịch màu hồng
Rỉ ối hay vỡ ối : thai phụ có cảm giác ướt quần nhỏ hoặc ướt cả quần dài (vỡ ối)
Thai đạp yếu: bắt buộc phải tới bệnh viện khám
 
V. CHUẨN BỊ ĐỒ KHI ĐI SANH
Giấy tờ mẹ : CMND, BHYT(nếu có), giấy chuyển viện(nếu có), sổ khám thai
Đồ cho mẹ: Băng vệ sinh mama,  Quần lót giấy,1 bộ đồ mặc khi ra viện.
Đồ cho con:  Tã giấy trẻ nhỏ, Tã chéo+ bỉm, Áo sơ sinh, Bao tay, bao chân, Mũ mền, Khăn lông quấn bé,  Khăn sữa, Bình sữa, cốc, thìa loại nhỏ. Sữa sơ sinh.
 

 

-----------------------------------------------------------

Bệnh viện đa khoa Mỹ Phước