benhvienmyphuoc.vn

TIA X-QUANG CÓ THẬT SỰ ĐÁNG SỢ (MPH)

21/01/2020

Thực tế một số người khi nghe đến tia X hoặc được chỉ định chụp x-quang thì hầu hết đều rất e ngại vì những lời truyền tai nhau cho rằng tia X cực kì độc hại, có thể giảm tuổi thọ, nguy cơ bị ung thư rất cao.

  TIA X CÓ THẬT SỰ ĐÁNG SỢ  - MPH

Từ việc chưa hiểu rõ về tia X cũng như là tầm quan trọng của một chỉ định chụp x- quang trong y tế nên có tâm lí như vậy cũng là chuyện bình thường. Vậy thực sự tia X sử dụng trong y tế có thực sự đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!


1. Bức xạ là gì? Tia X là gì?
-  Bức xạ hầu như có ở khắp mọi nơi nhưng có 2 nguồn chính là từ tự nhiên (mặt trời, vũ trụ và cả trong cơ thể con người cũng có các chất phóng xạ tự nhiên), từ y tế (chụp x-quang, CT, Pet-CT,...). Tức là cho dù chúng ta không chụp x-quang thì hằng ngày chúng ta vẫn nhận một lượng bức xạ nhất định từ tự nhiên.

-  Tia X cũng là một loại bức xạ có khả năng ion hóa hay bức xạ năng lượng cao được tạo ra để phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh. Khi tia X hoặc bất kỳ nguồn bức xạ nào đi qua cơ thể có thể sẽ gây tổn hại đến DNA của tế bào, khiến DNA bị phá hủy nhưng phần lớn cơ thể chúng ta có thể tự sửa chữa trở lại bình thường, một số tế bào sẽ chết nếu dùng mức liều quá cao, một số bị sửa chữa không chính xác dẫn đến đột biến có thể dẫn đến ung thư. Quá trình từ khi tiếp xúc với bức xạ cho đến lúc hình thành căn bệnh ung thư kéo dài đến vài chục năm. Còn vấn đề về chụp x-quang gây ung thư thì chưa có một nghiên cứu nào dám khẳng định là có liên quan trực tiếp đến liều tia chiếu trong x-quang cả, thậm chí là một vài bức xạ còn dùng để chữa trị ung thư.
2. Một chỉ định chụp x-quang được chỉ định như thế nào?
-  Bác sĩ lâm sàng phải đảm bảo rằng một chỉ định là cần thiết cho chẩn đoán bệnh và đảm bảo bệnh nhân nhận một lương tia thấp nhất đủ để phục vụ cho chẩn đoán.

-  Bác sĩ cần cân nhắc chỉ định đối với một bệnh nhân nhỏ tuổi và phụ nữ mang thai đặc biệt 3-4 tháng đầu thai kì vì đây là những đối tượng mang những tế bào non nớt dễ bị tác động bởi bức xạ nhất. Nên chắc rằng lợi ích của việc chẩn đoán là cao hơn nguy cơ thì mới đưa ra chỉ định , nếu có thể thì chỉ định một siêu âm hay cộng hưởng từ (MRI) để thay thế.
3. Khi đến phòng chụp x-quang
Các bạn hãy luôn yên tâm khi đến chụp tại phòng x-quang. Kỹ thuật viên chụp x-quang sẽ hướng dẫn và giải thích rõ ràng để bạn hiểu, đồng thời sẽ hạn chế tối đa lượng tia mà các bạn nhận được bằng nhiều cách.

 

 

-  Tránh tối đã sai sót trong khi chụp và việc chụp lại là vô cùng hạn chế.

-  Khu trú vùng chụp chỉ chiếu lên những vùng cần thiết cho chẩn đoán.

-  Che chắn cái bộ phân nhạy cảm với bức xạ như vùng mắt, tuyến giáp, bộ phận sinh dục,..và những vùng không cần thiết.

-  KTV luôn điều chỉnh thiết bị với lượng tia thấp chỉ đủ phục vụ cho chẩn đoán.

-  Giảm liều chiếu đối với trẻ em

-  Và đặc biệt chúng tôi luôn có một câu hỏi đối với bất kì một phụ nữ nào đang trong độ tuổi sinh đẻ “Bạn đang có thai hoặc nghi nghờ có thai hay không”. Thì cũng có một vài bạn nữ trẻ tuổi rất e ngại khi được hỏi câu này nhưng chúng tôi muốn các bạn biết rằng câu hỏi này thực sự rất quan trọng để KTV xác định lại một lần nữa và chắc chắn rằng bạn không mang thai thì chúng tôi mới tiến hành chụp chiếu.

Vì vậy những bạn đạng trong độ tuổi sinh đẻ nếu có nghi ngờ về việc mang thai cần báo cho KTV để tìm hướng xử lí tránh những hậu quả không đáng xảy ra.

 

-------------------------------------------------

Quý khách vui lòng liên hệ theo HOTLINE 0888 015 777 của Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước để được tư vấn cụ thể.