benhvienmyphuoc.vn

MPH - BỆNH THẬN MẠN VÀ CẤP TRÊN PHỤ NỮ CÓ THAI

05/10/2020

Tỷ lệ bệnh thận mạn ngày càng tăng trong số đó có nhiều người bệnh là phụ nữ có thai kèm theo bệnh lý thận mạn. Bệnh thận mạn và cấp trên phụ nữ có thai đang là vần đề quan tâm lo lắng của chị em phụ nữ lớn tuổi đang có thai hoặc có dự định mang thai.

BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI TRÊN PHỤ NỮ CÓ THAI:

Vào giai đoạn này, khả năng sinh sản giảm đáng kể. Bệnh nhân không có kinh hay kinh không đều.

Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể có thai, đặc biệt ở những bệnh nhân trong những năm đầu chạy thận nhân tạo và được chạy thận tích cực. Việc chẩn đoán có thai có thể bị chậm trễ do chu kỳ kinh không đều.

Nồng độ HCG (Human Chorionic Gonadotropin) huyết thanh: có thể được dùng để chẩn đoán thai ở bệnh nhân bệnh thận mạn thiểu niệu. Nồng độ HCG tăng nhẹ có thể gặp ở phụ nữ bệnh thận mạn giai đoạn cuối mà không có thai. Khi nào tăng đáng kể, gấp đôi mỗi 48 – 72 giờ mới xác định là có thai thực sự.

Nên siêu âm để xác định chắc chắn.

Nghiên cứu: nếu lọc máu tích cực (BUN < 50 mg/dL), tiên lượng mẹ và thai tốt.

TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở PHỤ NỮ CÓ THAI:

bệnh thận mạn và cấp trên phụ nữ có thai có thể gây tử vong cho mẹ và thai nhi.

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ có thai mắc bệnh thận mạn

Nguyên nhân chính gây tổn thương thận cấp trên phụ nữ có thai ở các nước đang phát triển là: nhiễm trùng huyết nặng do sẩy thai nhiễm trùng. Nguyên nhân khác: tăng HA và xuất huyết trong thai kỳ.

Ở các nước đã phát triển, nguyên nhân gồm: tăng HA, nhiễm trùng huyết, bệnh lý vi mạch máu huyết khối, suy tim, bệnh gan nhiễm mỡ cấp (acute fatty liver), xuất huyết sau sanh.

Tổn thương thận cấp liên quan thai kỳ hay sau sanh, cần lọc máu hiện nay rất ít, khoảng 1/10 000 phụ nữ có thai, nhưng tỷ lệ tử vong cao.

Thay đổi huyết động học trong xuất huyết, thuyên tắc phổi, suy tim hay nhiễm trùng huyết có thể gây ra hoại tử ống thận cấp nếu tổn thương nặng và kéo dài.

Hoại tử ống thận cấp cũng có thể gặp trong: “bệnh gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ”, thuyên tắc ối hay những tổn thương thứ phát liên quan tiền sản giật nặng, đặc biệt hội chứng HELLP.

Hoại tử vỏ thận: có thể xảy ra do tụt HA trầm trọng hay có bệnh lý ảnh hưởng huyết động học. Nguy cơ hoại tử vỏ thận cao ở phụ nữ có thai có thể do tình trạng tăng đông máu do thai kỳ.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn và cấp trên phụ nữ có thai chưa được chuẩn hóa. Nồng độ Creatinin huyết thanh thường giảm ở phụ nữ có thai vì tăng độ lọc cầu thận. Do đó, khi nồng độ Creatinin tăng lên 0,3 mg/dL, là giai đoạn 1 trong thang điểm AKI Network Scheme, có thể biểu hiện tổn thương thận đáng kể.

Siêu âm thận để loại trừ những trường hợp tổn thương thận cấp có nguyên nhân sau thận như thận ứ nước.

Nồng độ các bổ thể có thể tăng trong khi có thai, nhưng có thể là biểu hiện của viêm thận lupus.

Khi có thai, có sự thay đổi về huyết động, tình trạng viêm và miễn dịch, sẽ bộc lộ ra bệnh thận tiềm ẩn và khó chẩn đoán phân biệt một cơn cấp với một tổn thương thận mạn tính.

Sinh thiết thận: Nên cân nhắc sinh thiết thận ở thai phụ < 32 tuần khi bé sinh ra không sống được và cần điều trị kéo dài để có được thai kỳ mong muốn. Các biến chứng của ST thận: chảy máu, sinh non, thuyên tắc mạch, có thể chết thai...

Nếu thai phụ giảm chức năng thận vào thai kỳ trễ khoảng 34 tuần, nên chờ đợi sinh thiết thận sau khi sinh.

Các ảnh hưởng xấu liên quan chu sinh ở phụ nữ bệnh thận mạn.

1. Người mẹ:

  • Chức năng thận xấu hơn.
  • Cơn bùng phát của bệnh thận sẵn có trước đó.
  • Tiền sản giật.
  • Hội chứng HELLP.
  • Các biến chứng của thuốc ức chế miễn dịch.
  • Sanh non.

2. Thai:

  • Sẩy thai.
  • Chết ngay khi sinh.
  • Tử vong sơ sinh.
  • Sanh non.
  • Trọng lượng trẻ sơ sinh thấp.
  • Trẻ nhỏ hơn so với tuổi thai.

Khám thai định kỳ là biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện các chỉ số bất thường thông qua xét nghiệm máu, kết hợp khám lâm sàng để đánh giá tình trạng sức khỏe thai phụ. Giúp phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe thai phụ cũng như bệnh thận mạn và cấp trên phụ nữ có thai

Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản Khoa, Nội Thận cùng Trung tâm xét nghiệm đồng bộ với đầy đủ các lĩnh vực: Sinh hóa, miễn dịch, huyết học, vi sinh và giải phẫu bệnh, đạt tiêu chuẩn “An toàn sinh học cấp 2. Hệ thống chẩn đoán hình ảnh với nhiều trang thiết bị hiện đại luôn đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO: “Renal Disorders in Pregnancy: Core Curriculum 2019. AJKD Vol 73. P 119- 130”

BS Nguyễn Thị Mỹ Hương trưởng khoa Thận Nhân Tạo MPH biên soạn

 

----------------------------------------------
Bệnh viện đa khoa Mỹ Phước
Đường TC3, Tổ 6, Khu Phố 3, Phường Mỹ Phước, TX.Bến Cát, Bình Dương.
ĐT: 0274.3553.777 Fax: 0274.3553.659
ĐT Cấp cứu: 0274.3535.115
Website: https://benhvienmyphuoc.vn
Facebook: https://www.facebook.com/benhvienmyphuoc