benhvienmyphuoc.vn

MPH: XÉT NGHIỆM GBS (LIÊN CẦU KHUẨN NHÓM B) - TẦM SOÁT VÀ DỰ PHÒNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH

19/10/2022

Liên cầu khuẩn Group B streptococcus (GBS) là một loại vi khuẩn có thể tìm thấy trong âm đạo và trực tràng của thai phụ. Loại vi khuẩn này cũng hiện diện trong âm đạo và trực tràng của 25% những phụ nữ khỏe mạnh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nó có thể được truyền cho em bé trong khi người mẹ sinh con.Gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.

 Liên cầu khuẩn nhóm B là gì?

-    Liên cầu nhóm B (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn gram dương sống trong cơ thể, hiện diện phổ biến trong âm đạo và đường tiêu hóa của người lớn (20-40%). GBS không phải là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI), thường không gây ra bất kỳ triệu chứng gì và được xem là người lành mang trùng. 

-    Tỷ lệ nhiễm khuẩn GBS không có sự khác biệt ở phụ nữ mang thai.

Vậy vì sao phải sàng lọc Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) khi mang thai

-    Nhiễm trùng sơ sinh sớm được định nghĩa là nhiễm khuẩn xảy ra ở trẻ trong 7 ngày đầu sau sinh, trong đó GBS thường là tác nhân hàng đầu gây ra nhiễm trùng sơ sinh nặng, để lại nhiều di chứng sau này cũng như tử vong chu sinh. Và việc lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh là nguyên nhân nhiễm trùng sơ sinh sớm do GBS. Theo 1 nghiên cứu ở Anh và Ireland 1/1750 trẻ sinh ra được chẩn đoán nhiễm GBS sớm, trong đó có 5,2% tử vong và 7,4% trẻ sống sót có những khuyết tật lâu dài về thể chất và tinh thần.

-    Ngoài ra nhiễm GBS ở thai phụ có thể gây nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng ối, viêm nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn vết mổ,…theo 1 nghiên cứu ở Việt Nam trên 1573 thai phụ cho thấy thai kỳ mang GBS có liên quan đến nguy cơ vỡ ối, rỉ ối ≤ 37 tuần (OR 2,7; 95%CI: 1,3 - 5,6; p = 0,010) và sinh non (OR 2,9; 95%CI: 1,8 - 4,7; p < 0,0001).

Do đó tầm soát và dự phòng trước sinh cho những thai phụ nhiễm GBS là mối quan tâm hàng đầu để làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh do nguyên nhân này

Thời gian tầm soát Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) phù hợp

-    GBS được sàng lọc thường quy ở thai phụ từ 35-37 tuần, nuôi cấy phân lập và định danh vi khuẩn bằng dịch âm đạo. Những thai phụ dương tính với GBS nên được sử dụng kháng sinh dự phòng trong quá trình chuyển dạ ( ACOG, CDC).

-    Những trường hợp kháng sinh dự phòng GBS được khuyến cáo mà không cần xét nghiệm GBS:

+ Tiền sử nhiễm GBS ở những lần mang thai trước

+ Tiền sử sinh con có NTSS sớm do GBS

+ Có vi khuẩn GBS trong nước tiểu vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ

+ Thai phụ có sốt trong quá trình chuyển dạ (ACOG, RCOG).

Khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng cho Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS):

-    Thai ≥37 tuần: 

+ Ối còn, kháng sinh dự phòng được dùng khi đã vào chuyển dạ thực sự
+ Ối vỡ: dùng ngay càng sớm càng tốt

-    Thai < 37 tuần:

+ Kháng sinh dự phòng được dùng cho những trường hợp chuyển dạ thực sự hoặc có chỉ định khởi phát chuyển dạ do nguyên nhân khác. Trường hợp ối vỡ non và chưa chuyển dạ có GBS dương sử dụng kháng sinh có đến lúc sinh (ACOG)

Với hệ thống trang thiết bị xét nghiệm hiện đại, Phòng xét nghiệm đạt chuẩn An toàn sinh học Cấp 2. TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM MPH và KHOA SẢN PHỤ đồng hành chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé với các xét nghiệm tầm soát trước và sau sinh:
☑️ Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT : TriSure 3, TriSure 9.5, TriSure
☑️ Sàng lọc trước sinh phát hiện kịp thời dị tật thai nhi: Double test, Triple test
☑️ Sàng lọc sơ sinh - lấy máu gót chân tầm soát bệnh lý bệnh di truyền, nội tiết: Thiếu men G6PD, Suy giáp bẩm sinh, Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh.
☑️ Tầm Soát Ung thư di truyền : Pink Care, OnecoSure, GenCare Premium
Để được hỗ trợ, cung cấp các thông tin cần thiết vế quy trình khám bệnh tại MPH, xin vui lòng liên hệ trực tiếp tại Quầy Dịch Vụ Khách Hàng hoặc Hotline 0274.3535.777- Ext: 1090
------------------------------------------------------------
Bệnh viện đa khoa Mỹ Phước
Đường TC3, Tổ 6, Khu Phố 3, Phường Mỹ Phước, TX.Bến Cát, Bình Dương.
ĐT: 0274.3535.777 Fax: 0274.3553.659
ĐT 
Cấp cứu: 0274.3535.115
Website: 
https://benhvienmyphuoc.vn
Facebook: 
https://www.facebook.com/benhvienmyphuoc