Người bệnh có cơn tăng huyết áp cấp cứu cần được điều trị ngay lập tức tại khu vực cấp cứu hoặc khu vực chăm sóc đặc biệt, bởi cơn tăng huyết áp cấp cứu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Tăng huyết áp: Theo JNC VII: tăng huyết áp được chia làm 3 giai đoạn: Tiền tăng huyết áp, tăng huyết áp giai đoạn I và tăng huyết áp giai đoạn II.

I. Cơn tăng huyết áp
Cơn tăng huyết áp đột ngột là tình trạng huyết áp tăng kịch phát, HA tâm thu > 180mmHg và hoặc HA tâm trương > 120mmHg. Dựa trên tình trạng có hay không kèm theo tổn thương cơ quan đích, cơn THA được chia thành 2 thể. THA cấp cứu và tăng HA khẩn trương.
.jpg)
Những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân liên quan đến việc khởi phát cơn THA:
- Béo phì
- Giới nữ
- Bệnh mạch vành hoặc bệnh tim mạch do THA
- Bệnh lý về tâm thần
- Không tuân thủ điều trị (bỏ thuốc)
1. Tăng huyết áp cấp cứu:
Là tình trạng HA tăng cao kịch phát (HA thường >180/120mmHg) có kèm theo bằng chứng tổn thương cơ quan đích mới xuất hiện hoặc tiến triển, các trường hợp này nếu không điều trị kịp thời thường đe dọa đến tính mạng.
Tổn thương cơ quan đích thường gặp là: Bệnh não THA, xuất huyết nội sọ, đột quỵ thiếu máu não, nhồi máu cơ tim cấp, suy thận cấp tính kèm phù phổi, đau ngực không ổn định, phìn bóc tách động mạch chủ suy thận cấp và sản giật.
Trông tăng huyết áp cấp cứu tầng suất tăng lên của HA quan trọng hơn mức tăng HA là bao nhiêu, Các bênh nhân có tăng huyết áp mạn tính từ trước thì dung nạp tốt hơn các bệnh nhân không có tiền sử THA trước đó.
Trong THA cấp cứu cần hạ HA nhanh (tuy nhiên không cần về ngay mức bình thường), để hạn chế tổn thương cơ quan đích, các bênh nhân này cần nhập viện vào đơn vị cấp cứu (ICU) để theo dõi HA liên tục, đánh giá và điều trị tổn thương cơ quan đích và sử dụng thuốc HA bằng đường TM, THA cấp cứu tốt nhất là hạ HA bằng thuốc hạ áp đường tĩnh mạch vì các thuốc này có tác dụng hạ áp nhanh và dể kiểm soát liều dùng. Khuyến cáo không nên dùng thuốc hạ áp đường uống trong điều trị THA cấp cứu.
Các thể THA cấp cứu:
- THA ác tính
- THA nặng kết hợp với các bệnh cảnh lâm sàng nặng khác mà cần hạ HA khẩn: bốc tách động mạch chủ, thiếu máu cơ tim cấp, suy tim cấp tính
- THA nặng đột ngột do U tủy thương thận: có tổn thương cơ quanh đích
- Phụ nữ mang thai bị tăng HA nặng hoặc tiền sản giật
2. Tăng huyết áp khẩn trương:
Là tình trạng huyết áp tăng cao kịch phát (>180/120) nhưng bệnh nhân ổn định không kèm tổn thương cơ quan đích. Đa số các trường hợp là các bệnh nhân THA mạn không tuân thủ điều trị, các bệnh nhân thường không có triệu chứng hoặc có thể kèm theo đau đầu, khó thở, chóng mặt, chảy máu mũi, lo lắng.
Đối với THA khẩn trương bệnh nhân có thể được xử trí ngay tại phóng khám ban đầu bằng thuốc hạ áp đường uống, không cần nhập viện, cần theo dõi sát.
Cơn tăng huyết áp cấp tính có thể do bệnh nhân dùng một số thuốc cường giao cảm, hoặc một số Bn có cơn đau cấp tính, hoặc stress đột ngột có thể dẫn đến tăng huyết áp. Trong trường hợp này huyết áp sẽ phục hồi về bình thường khi hết đau hoặc hết Stress chứ không phải dùng thuốc hạ áp.
Xử trí cơn tăng huyết áp:
1. Nguyên tắc trong xác định điều trị
Những điểm then chốt cần cân nhắc trong việc xác định chiến lược điều trị THA cấp cứu là:
a. Xác định cơ quan đích bị tổn thương, liệu tổn thương cơ quan đích
này có yêu cầu biện pháp can thiệp đặc biệt nào khác ngoài việc hạ huyết áp hay không, có nguyên nhân khởi phát cơn tăng huyết áp cấp tính có ảnh hưởng đến việc xác định kế hoạch điều trị hay không. (VD: mang thai)
b. Thời gian và cách thức cần thiết để giảm HA một cách an toàn.
c. Loại thuốc điều trị hạ HA cần thiết. Về việc điều trị trong trường hợp THA khẩn cấp. Thuốc hạ HA đường TM với chu kỳ bán hủy ngắn là lý tưởng để cho phép chuẩn liều xác theo đáp ứng của HA và cần theo dõi liên tục HA động của BN.
Lựa chọn liệu pháp tối ưu bao gồm lựu chọn thuốc và HA mục tiêu. Tùy theo từng thể THA cấp cứu không hạ HA quá nhanh và quá thấp do có thể làm nặng, thêm tình trạng thiếu máu cơ quan đích.
2. Huyết áp mục tiêu cần đạt:
Đa số bệnh nhân cần hạ HA tâm thu không quá 25% trong giờ đầu, trừ một một số trường hợp có chỉ định riêng biệt (Bn có bóc tách đông mạc chủ HA tâm thu cần hạ xuống < 120 mmHg trong giờ đầu, BN có tiền sản giật, sản giật bệnh nhân có cơn THA do u tủy thượng thận HA tâm thu cần giảm < 140 mmHg trong giờ đầu)
Bệnh nhân có chỉ định riêng bắt buộc HA tâm thu giảm không quá 25% trong giờ đầu, sau đó thận trọng giảm về bình thường trong thời gian theo dõi 24 - 48 giờ.
II. Kết luận:
Khi tiếp nhận bệnh nhân có cơn THA. Thầy thuốc cần đánh giá nhanh xem có tổn thương cơ quan đích hay không để phân biệt giữa 2 trường hợp THA cấp cứu và THA khẩn trương. Khi xác định THA cấp cứu (có tổn thương cơ quan đích) cần phải xem xét liệu bệnh nhân có rơi vào các trường hợp có chỉ định đặc biệt hay không.
Khi đã xác định được mục tiêu điều trị, việc lựa chọn thuốc điều trị cầndựa vào mục tiêu điều trị, tổn thương cơ quan đích, đặc điểm về dược lục học và dược động học của mõi loại thuốc, các dữ kiện lâm sang, cận lâm sàng.
Bệnh nhân cần được theo dõi liên tục để đánh giá có đạt mục tiêu hay không tránh việc hạ HA tích cực quá mức, điều chỉnh không đúng, mặt khác cần theo dõi chặc chẽ để đánh giá tác dụng phụ của thuốc.
-------------------------------------------
Bệnh viện đa khoa Mỹ Phước