benhvienmyphuoc.vn

TẦM SOÁT VÀ ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

28/05/2024

BẠN CÓ BIẾT? Trên thế giới có khoảng 8,9 triệu người gãy xương do loãng xương mỗi năm và ước tính mỗi 3 giây có 1 trường hợp gãy xương do loãng xương.

LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ? CÁCH TẦM SOÁT LOÃNG XƯƠNG HIỆU QUẢ?
Loãng xương là một sự rối loạn về chuyển hóa của bộ xương, làm giảm khối lượng và chất lượng của xương, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.
Đo mật độ khoáng xương (BMD), bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA) là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh loãng xương hiệu quả - Đây là phương pháp được thực hiện ngay tại MPH
Phân loại mật độ xương
- BMD bình thường: T score ≥ -1
- BMD thấp: -2,5 < T score < -1 (Thiếu xương)
- T score ≤ -2,5, Loãng xương
- T score ≤ -2,5 kèm gãy xương do loãng xương: Loãng xương nặng

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CẦN TẦM SOÁT LOÃNG XƯƠNG?
- Phụ nữ trên 65 tuổi và nam giới trên 70, bất kể có yếu tố nguy cơ hay không.
- Phụ nữ iền mãn kinh, sau mãn kinh và nam giới từ 50-69 tuổi nếu có các yếu tố nguy cơ loãng xương trên lâm sàng.
- Tiền sử gãy xương do chấn thương nhẹ hoặc dùng thuốc gây mất xương.
- Tất cả những người lớn có gãy xương sau tuổi 50.
- Những người trưởng thành có bệnh lý gây mất xương như viêm khớp dạng thấp (VKDT), viêm cột sống dính khớp (VCSDK), Lupus ban đỏ hệ thống (LPBĐHT) hoặc dùng thuốc nhóm glucocorticoid ≥ 5 mg/ngày, kéo dài ≥ 3 tháng.
- Đo BMD để theo dõi kết quả điều trị cho những người đang điều trị loãng xương.

KHI NÀO CẦN ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG?
Khi có nguy cơ gãy xương tăng cao do loãng xương, áp dụng cho phụ nữ sau mãn kinh và nam giới trên 50 tuổi, sau khi đã loại trừ các loãng xương thứ phát
ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG ĐƯỜNG TĨNH MẠCH CÓ ƯU ĐIỂM GÌ?
Hiện nay, MPH triển khai dịch vụ điều trị loãng xương với dịch truyền qua đường tĩnh mạch là phương pháp được đánh giá cao hơn cả về tính an toàn và hiệu quả vượt trội trong điều trị bệnh so với việc uống thuốc, được minh chứng rất rõ qua 2 yếu tố: mật độ xương tăng, giảm nguy cơ gãy xương cột sống, xương đùi. Thuốc được hấp thụ gần như tuyệt đối vào trong xương mà không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận hay dạ dày… Vì thế, truyền thuốc là phương pháp được ưu tiên sử dụng nhất hiện nay cho các bệnh nhân loãng xương bởi tính an toàn và hiệu quả cao”.
CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN TRUYỀN LOÃNG XƯƠNG?
Trước khi điều trị truyền loãng xương, người bệnh cần thực hiện thăm khám và thực hiện một số cận lâm sàng cần thiết,... nhằm giúp sàng lọc nguy cơ bệnh lý, xác định nguyên nhân gây bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ giải thích cho người bệnh một cách kỹ lưỡng về công dụng và hiệu quả điều trị của thuốc, một số tác dụng phụ có thể xảy ra để người bệnh yên tâm phối hợp điều trị
Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ 0274.3535. 777 ( bấm phím 1090)

𝐵𝑎̀𝑖 𝑣𝑖𝑒̂́𝑡 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑡𝑢̛ 𝑣𝑎̂́𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑚𝑜̂𝑛 𝑏𝑜̛̉𝑖 𝐵𝑆 𝐿𝑒̂ Đ𝑢̛́𝑐 𝐻𝑎̉𝑖 - 𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜𝑎 𝐶ℎ𝑎̂́𝑛 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 - 𝐶ℎ𝑖̉𝑛ℎ ℎ𝑖̀𝑛ℎ, 𝐵𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑀𝑦̃ 𝑃ℎ𝑢̛𝑜̛́𝑐

 ------------------------------------------------------------

Bệnh viện đa khoa Mỹ Phước
Đường TC3, Tổ 6, Khu Phố 3, Phường Mỹ Phước, TX.Bến Cát, Bình Dương.
ĐT: 0274.3535.777 Fax: 0274.3553.659
ĐT Cấp cứu: 0274.3535.115
Website: https://benhvienmyphuoc.vn
Facebook: https://www.facebook.com/benhvienmyphuoc
Zalo OA: https://zalo.me/3218616946017588505