Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong các đốt sống, thường xảy ra sau các sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm thoái hóa và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.
Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới, thoát vị đĩa đệm bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh về cột sống, trong đó, tỉ lệ thoát vị đĩa đệm ở người trưởng thành là 30%, và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chiếm hơn 70 %.
Tại Việt Nam, độ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm là ở độ tuổi 30 đến 60 tuổi, đặc biệt bệnh này càng có xu hướng trẻ hóa độ tuổi và ngày càng gia tăng nhiều hơn. Bệnh thoát vị đĩa đệm tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, chức năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống.

Để chẩn đoán bệnh, với những triệu chứng lâm sàng như sự thay đổi đường cong sinh lý của cột sống, các điểm đau cạnh sống, dấu bấm chuông, xuất hiện các điểm đau Valliex, dấu Lassegue dương tính, giảm biên độ hoạt động của cột sống thắt lưng… Ngoài ra phương pháp cận lâm sàng cũng vô cùng quan trọng đó là chụp MRI, đây là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán bệnh.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, tuỳ theo tình trạng bệnh mà bác sỹ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật ngoại khoa hoặc điều trị bảo tồn cho bệnh nhân.
Tại MPH, chúng tôi áp dụng kết hợp cả hai phương pháp này để mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân, cụ thể từng phương pháp là: Xoa bóp, Điện châm, Hồng ngoại, Kéo giãn và kéo nắn, Kéo nắn bằng tay, Kéo giãn bằng máy, Điện xung, Siêu âm.

Ngoài ra trong thời gian điều trị cần chú ý tuyệt đối không khiêng vật nặng quá sức mình, hạn chế đi lại nhiều.... Hầu hết bệnh nhân đến với khoa YHCT-PHCN (MPH) điều trị kết hợp hai phương pháp này và thay đổi thói quen sinh hoạt đều giảm hầu hết các triệu chứng đau, tê, co cứng cơ, hạn chế vận động. Bệnh nhân có thể đứng, đi lại bình thường sau từ 2- 3 tháng điều trị liên tục, tích cực.
Nên tập, giữ tư thế đứng thẳng cho cột sống trong bất kì công việc gì kể cả mang vác, bưng bê hay giặt giũ, bế trẻ em, lái xe, tránh tư thế sai khiến cột sống quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom.
Thường xuyên tập những bài tập nhẹ nhàng ở tư thế nằm như đạp xe trên giường, yoga phù hợp, bơi lội. Ăn uống hợp lý không để cơ thể thừa cân, béo phì vì cân nặng quá cao sẽ tạo áp lực lớn lên đĩa đệm cột sống.…
Bên cạnh việc rèn luyện cơ thể cho khỏe mạnh, để điều trị bệnh hiệu quả nhất, bệnh nhân cần đi khám khi thấy các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm để phát hiện và có phương pháp chữa trị sớm, kịp thời, tránh để bệnh ngày càng nặng và gây ra các biến chứng dẫn đến mất khả năng vận động.
Tuyệt đối không tự ý điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khi chưa có ý kiến tư vấn của bác sĩ.
-------------------------------------------
Bệnh viện đa khoa Mỹ Phước