benhvienmyphuoc.vn

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ NHỎ

26/03/2020

Dị vật tai mũi họng: Là một cấp cứu tai mũi họng thường gặp ở trẻ em, nếu chẩn đoán, cấp cứu không kịp thời có thể gây tử vong.

1.  Tính chất dị vật ở Việt Nam

Dị vật có nguồn gốc từ:
-  Thực vật: Hạt đậu, hạt dưa, hạt na, hạt samboche…
-  Động vật: Xương cá, xương gà, vỏ tôm, cua…
-  Dị vật là nhựa và kim loại
Vị trí của dị vật: Tính chất thường quyết định vị trí của dị vật
Thanh quản: xương cá, mang cá.
Phế quản:
-  Di động: đỉa, hạt na …
-  Dị vật lỏng, sệt, bột, cháo có thể tỏa khắp thanh khí phế quản.
Dị vật ở phế quản: 2/3 mắc ở phế quản phải

2.  Nguyên nhân
Thói quen đưa tay vào miệng.
Yếu tố bất ngờ : sợ hãi, ngạc nhiên, khóc, cười ...
Do tai biến phẫu thuật.
3.  Triệu chứng lâm sàng
Hội chứng xâm nhập: ho sặc sụa, tím tái, vã mồ hôi và lên cơn khó thở. Tùy vị trí của dị vật mà có triệu chứng khác nhau


Dị vật thanh quản:
Thường gặp: mang cá, vẩy cá, xương cá, vỏ tôm cua mắc ở thanh môn, hạ thanh môn.
Triệu chứng:
Khó thở thanh quản: khó thở chậm thì hít vào, trẻ ráng sức hít vào, Kèm theo khàn tiếng hay mất tiếng, có thể có bứt rứt, vật vã.
Trường hợp dị vật lớn mắc kẹt ở thanh môn có thể gây ngạt thở và tử vong tức thì.
Dị vật khí quản: Tùy tính chất của dị vật
Mảnh xương mắc kẹt ở khí quản khó thở 2 thì hít vào và thở ra.
Dị vật là các hạt có thể di động lúc ở khí quản, lúc ở phế quản tạo tiếng lật phật cờ bay.
Dị vật phế quản: Tùy tính chất, kích thước, đến sớm hay muộn triệu chứng sẽ khác nhau.
Dị vật nhỏ và đến sớm sẽ có hội chứng xâm nhập, nếu đến trễ thì hội chứng lâm sàng rất nghèo nàn.
Dị vật lớn hơn sẽ có dấu hiệu: tức ngực, đau ngực, cảm giác khó thở một bên phổi.
Dị vật dù lớn hay nhỏ, nếu đến trễ ngày 2, 3 thường có dấu hiệu nhiễm trùng cấp đường hô hấp, như viêm phế quản, viêm phổi dễ chẩn đoán nhầm.
4.  Điều trị
Thao tác Heimlich: Dị vật là vật cứng, dị vật là chất lỏng

Heimlich dị vật cứng

 

Heimlich dị vật chất lỏng


Soi thanh, khí, phế quản gắp dị vật:
-  Khi trẻ không khó thở đưa ngay đến bệnh viện.
-  Ống soi mềm nếu dị vật nhỏ.
-  Ống Chevalier-Jackson các cỡ.
Mở khí quản:
Chỉ định khi có khó thở, nhất là khó thở thanh quản độ 2, 3. Ngoài ra mở khí quản còn cho phép gắp dị vật một cách an toàn đối với những dị vật thuộc loại khó gắp.
Điều trị và theo dõi toàn thân: Ngay sau khi lấy dị vật, cần theo dõi 2 vấn đề.
-  Chảy máu:
Nếu tiếp tục chảy máu, soi lại cầm máu tại chỗ, toàn thân.
Nếu có khả năng rách khí phế quản, tổn thương mạch máu trong lồng ngực cần phối hợp với phẫu thuật lồng ngực.
-  Khó thở:
Nếu khó thở tăng lên, chụp XQ ngực: xem có tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất.
5.  Phòng bệnh
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Cho bé bú tư thế ngồi. Khi trẻ đang la khóc hoặc cười nói không được đút bột, cháo.

 


Trẻ trên 6 tháng tuổi:
-  Tránh để các đồ chơi, các vật nhỏ trong tầm tay bé.
-  Tập cho bé không được ngậm bất cứ vật gì trongmiệng.
-  Không cho ăn các loại hạt.
-  Trẻ lớn hơn không nên vừa ăn vừa cười đùa.
-  Nếu hóc hoặc nghi ngờ hóc, đi bệnh viện ngay.
 
-------------------------------------------------------------

 

Bệnh viện đa khoa Mỹ Phước