benhvienmyphuoc.vn

MPH: CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ DƯỚI 6 TUỔI

19/11/2019

BỆNH VIỆN ĐA KHOA MỸ PHƯỚC – MPH HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ DƯỚI 6 TUỔI.

 chăm sóc răng miệng cho trẻ - MPH

chăm sóc răng miệng cho trẻ – MPH

  1. Vấn đề thay răng của trẻ:
  • Răng sữa đầu tiên mọc từ tháng thứ 7
  • Răng sữa đầu tiên rụng và thay thế bởi răng vĩnh viễn là lúc trẻ 6 – 8 tuổi.
  • Răng sữa cuối cùng thay vào khoảng 12-15 tuổi.
  1. Những khó khăn khi điều trị răng cho trẻ:
  • Trẻ không dễ hợp tác: Trẻ nhút nhát, sợ những âm thanh từ phòng điều trị nha khoa, sợ hình ảnh bác sĩ áo trắng,…
  • Đa số các phòng khám nha khoa không muốn điều trị cho trẻ: trẻ dễ có những hành động bất lợi trong điều trị như: khóc, vung tay chân phản ứng,…
  1. Khi nào cần vệ sinh răng miệng:
  • Khi có răng sữa : Nhiều phụ huynh ngại về việc vệ sinh răng miệng cho trẻ, lo sợ trẻ nuốt kem đánh răng, hoặc không chịu hợp tác khi chải răng,… Tuy nhiên, phải vệ sinh răng cho trẻ ngay từ khi trẻ có những răng sữa đầu tiên.
  • Chải răng và nướu: không chỉ vệ sinh răng đơn thuần, phần nướu tiếp giáp với răng cũng cần được vệ sinh sạch và đúng cách.
  1. Chải răng đúng cách cho trẻ:
  • Tạo không khí vui vẻ khi chải răng: ví dụ bật bài hát về chải răng
  • Chọn bàn chải cho trẻ: đầu bàn chải nhỏ, lông mềm, cán cầm ngắn vừa tay, màu sắc yêu thích
  • Kem đánh răng trẻ em, với nồng độ fluoride phù hợp, dùng lượng ít vì trẻ có thể nuốt.
  1. Chải răng như thế nào?
chăm sóc răng miện cho trẻ dưới 6 tuổi

chăm sóc răng miện cho trẻ dưới 6 tuổi

  • Nếu ba mẹ chải răng cho trẻ:

     + trẻ chưa hợp tác: cần giữ tay chân trẻ

     + trẻ có thể hợp tác: dễ dàng vệ sinh cho trẻ

  • Nếu trẻ tự vệ sinh:

Cần có sự kiểm tra của ba mẹ: về thời gian và mức độ sạch sẽ sau khi chải răng. Trẻ cần há miệng cho ba mẹ kiểm tra.

  1. Những quan niệm sai lầm thường gặp của phụ huynh:
  • Đổ lỗi do tự nhiên: “Răng con tôi men răng xấu lắm, chưa đầy 2 tuổi đã sâu hết..”
  • Bú bình, ngậm bình sữa đi ngủ: phụ huynh thường có tâm lý thỏa hiệp với trẻ, đưa bình sữa cho trẻ ngậm để dụ trẻ đi ngủ.
  • Răng số 6 là răng sữa: răng số 6 vĩnh viễn là răng xuất hiện khi trẻ đươc khoảng 6 – 8 tuổi, nên thường bị nhầm tưởng là răng sữa, ít đươc quan tâm nên răng dễ bị sâu sớm và đau nhức.
  • Răng sữa sâu thì nhổ: răng sữa có chức năng ăn nhai và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đúng tuổi và đúng vị trí. Việc nhổ sớm gây ám ảnh cho trẻ và đối mặt nhiều nguy cơ lệch lạc với răng vĩnh viễn.